Chắc hẳn những bạn yêu thích truyện của Nhĩ Căn đều cảm nhận được nét khác biệt truyện của lão so với những tác giả khác. Đó là dù ít hay nhiều, các truyện của Nhĩ Căn đều truyền tải trong đó những triết lý nhân sinh hết sức sâu sắc và thực tế. Mặc dù tất cả đều là truyện tiên hiệp nhưng những triết lý trong đó thì không ảo tưởng chút nào.

Cảm ngộ truyện Nhĩ Căn
Thực ra truyện đầu tiên của Nhĩ Căn, tức Tiên Nghịch, viết rất nhiều về các đoạn luận đạo, hóa phàm, nhập mộng, cảm ngộ nhân sinh. Những bộ tiếp theo như Cầu Ma, Ngã Dục Phong Thiên, tuy tác giả không còn tập trung viết như thế nữa nhưng nếu bạn nào đọc kỹ sẽ thấy đâu đó vẫn có những triết lý mà tác giả âm thầm gửi gắm.
Bài viết này Ngũ Gia sẽ nêu ra 2 thứ quan trọng mà mình đọc và cảm nhận được từ truyện của Nhĩ Căn. Đương nhiên mỗi người đọc sẽ có sự cảm nhận riêng. Ngũ Gia chỉ nói về 2 thứ mà bản thân thấy thích thú nhất khi khám phá ra trong truyện, đó là “Vận mệnh” và “Nguyện lực“.
Đầu tiên hãy nói về Vận mệnh. Các bạn có tin vào cái gọi là Vận mệnh an bài, Ý trời khó tránh không?.
Trong Tiên Nghịch, Nhĩ Căn có nói về điều này qua hình ảnh mưa: (Dưới đây là nội dung câu trả lời của Vương Lâm đối với câu hỏi thứ 2 của Lý Thiến Mai, nói về Thiên Ý, đoạn 3 câu hỏi “Cái gì là Thiên?” của Lý Thiến Mai trong truyện mình rất tâm đắc.)
– Đã từng có người nói với ta rằng, mưa gió do thiên sinh ra mà giữa quá trình này lại chính là nhân sinh… nhưng mưa gió thật sự do thiên sinh ra sao? Mưa sinh ra từ hư vô, không liên quan đến thiên. Mưa rơi xuống mặt đất để tưới mát vạn sinh linh, cũng không liên quan đến địa… Đây chính là mưa vận mệnh.
– Mưa do hơi nước hóa thành, hơi nước do vạn loài sinh linh tạo ra. Sau khi mưa xuất hiện thì tất nhiên sẽ muốn quay về với vạn loài sinh linh, đây là tuần hoàn, Nhân Quả Tuần Hoàn, cũng chính là vận mệnh!
– Trong tăm tối có tồn tại quy tắc vận mệnh, nó vô hình nhưng lại quấn quanh bên cạnh mỗi một sinh linh, lặng lẽ thay đổi tất cả…
– Mưa nhân sinh thì rất ngắn, nhưng vì nó tuần hoàn nên lại rất dài…
– Nhưng vòng đời của cơn mưa tuy ngắn cũng rất muốn phản kháng để thoát khỏi sự khống chế của vận mệnh, có được nhiều cơ hội lựa chọn được vị trí hàng lâm, dùng phương pháp lặng lẽ này để chống đối lại thiên ý và vận mệnh.
– Nếu ngươi thay đổi được vận mệnh của mưa thì ngươi chính là thiên ý. Bươm bướm chỉ chết vì nhảy vào lửa, nếu ngươi thổi tắt lửa làm cho nó không thể nào đâm đầu vào mà chết, ngươi đã là người thay đổi vận mệnh nó. Thiên ý muốn một người phải chết, ngươi cứu sống họ, ngươi lại chính là thiên ý.
Tiếp đến là Ngã Dục Phong Thiên, Nhĩ Căn có viết một đoạn về nhân sinh của Tuyết, hay cũng chính là Tuyết vận mệnh:
“Tuyết này, chỉ có ngày đông mới xuất hiện, nó chỉ có thể sống ở trong gió lạnh, cho nên rét đậm này, chính là nhân sinh của nó. Tuyết, chỉ có thể sống ở mùa đông, nhích tới gần lửa, nó cũng sẽ bị chết, đây cũng là nhân sinh của nó, vô luận như thế nào hướng tới mùa hè, nhưng nó… Chỉ có thể đi xa.”
Có thể thấy Nhĩ Căn đã thừa nhận sự tồn tại của vận mệnh, mỗi sinh linh đều có vận mệnh, vận mệnh vô hình lặng lẽ thay đổi tất cả. Vận mệnh của Mưa chính là phải rơi từ trên trời xuống dưới đất, còn Tuyết lại chính là chỉ có thể xuất hiện ở mùa đông, chỉ có thể sống trong gió lạnh. Con người cũng không thể thoát khỏi hai chữ vận mệnh này. Cổ nhân có câu “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, ý rằng, chuyện gì có trong số mệnh thì nhất định sẽ đến, chuyện gì không có trong số mệnh thì chớ có cưỡng cầu.
Nếu vận mệnh có tồn tại, vậy vấn đề đặt ra tiếp theo là, làm sao để biết vận mệnh của mình? và có thể thay đổi vận mệnh được không?.
Nhĩ Căn trong Tiên Nghịch luôn muốn truyền tải thông điệp chống lại thiên ý, thay đổi vận mệnh, nhưng có được sao?. Mưa dù không thể không rơi xuống đất nhưng vẫn muốn chọn cho mình điểm rơi. Có điều muốn là vậy nhưng có thể tự mình thay đổi được sao? Không có gió liệu mưa có thể tự mình rơi chỗ khác sao?
Đến với Ngã Dục Phong Thiên, Nhĩ Căn cũng muốn gửi gắm tư tưởng chống lại Thiên. Nhưng Tuyết vỗn dĩ cũng không thể thay đổi mệnh của nó được, dù luôn hướng tới mùa hè nhưng nó ….lại chỉ có thể đi xa.
Vận mệnh của Tô Minh trong Cầu Ma cũng vậy, luôn gắn với Tố Minh tộc. Vận mệnh của tộc này là để tạo ra Minh Giới. Cuối cùng dù muốn hay không, cũng chỉ là cô độc như đã báo trước trong mùa gió tuyết năm ấy, đi trong năm tháng chỉ có thể thở dài.
Nhưng… Nếu dừng lại ở sự bất lực trước vận mệnh đó thì đã không có ý nghĩa, Nhĩ Căn ít nhiều cũng đã có câu trả lời cho 2 vấn đề ở trên, làm sao biết được vận mệnh và thay đổi nó được không? 2 vấn đề nhưng chỉ 1 câu trả lời.
Câu trả lời đó chính là Nguyện lực, đây cũng là nội dung thứ 2 mà bài viết này muốn nói đến. Khái niệm này lần đầu được đề cập trong Ngã Dục Phong Thiên. Đây cũng là lý do mình rất thích tác phẩm này (có thể nói nó tập hợp đầy đủ những đúc kết của tác giả). Mời các bạn đọc lại trích đoạn sau:
Thời gian dường như ngưng lại, thế giới dường như không vận chuyển nữa. Hết thảy tất cả trước mắt Mạnh Hạo đều biến mất. Duy chỉ có vật di chuyển lềnh bềnh trên nước sông kia vĩnh hằng tồn tại, trở thành sắc thái suy nhất bên trong ánh mắt của hắn.
Đó là một cái hồ lô.
Một cái hồ lô cắm giữa hai khối nham thạch, gió táp mưa sa, nước sông thấm ướt không biết đã bao nhiêu năm. Hồ lô này đã gần đến lúc mục nát, đổ nát không chịu nổi. Nó an tĩnh ở nơi này, dường như từ trước đến nay đều đợi có một ngày, sẽ có người nhặt nó lên.
Có lẽ, nếu không có hai tảng đá này, theo con sông, cái hồ lô sẽ bay đi xa hơn, có lẽ… nó thật sẽ trôi đến Đại Đường.
Thân thể của Mạnh Hạo nhẹ nhàng run rẩy. Hồ lô này thoạt nhìn rất bình thường, nhưng hắn lại vĩnh viễn không bao giờ quên.
Năm đó lúc hắn còn là thư sinh, sau lần thứ nhất khoa thi thất bại, đứng trên Đại Thanh Sơn, tự tay viết xuống một tờ giấy, nhét vào trong một cái hồ lô, ném vào dòng sông dưới chân núi.
Con sông đó, truyền thuyết đi thông Đông Thổ Đại Địa. Mà giờ này Mạnh Hạo từ lâu hiểu rõ, con sông đó cũng không thông hướng Đông Thổ, nó chỉ đi thông Thiên Hà Hải.
Bao nhiêu năm rồi, dường như có một loại lực lượng, khiến cái hồ lô này lơ lửng trên Thiên Hà Hải. Nó một đường đi tới Đông Thổ, trôi dạt đến trong dòng sông này, bị đóng ở nơi đây.
Mạnh Hạo kinh ngạc nhìn cái hồ lô. Khí tức quen thuộc chính là tràn ra từ trên đó. Hắn cho tới bây giờ không nghĩ tới, bản thân mình có một ngày, sẽ lại nhìn thấy cái hồ lô năm đó vứt bỏ. Hắn vốn tưởng rằng, cái hồ lô hoặc là chìm trong sông biển, hoặc là được người nào đó nhặt lên.
– Trước khi ta bước chân vào tu hành, vứt bỏ nó, giờ này khi muốn rời đi, lại thấy được nó…
Mạnh Hạo trầm mặc, chậm rãi đi, đi tới bên cạnh hồ lô, khom lưng cầm lên.
Cái hồ lô đã rửa nát, Mạnh Hạo cầm trong tay, dường như không cần dùng sức liền có thể chụp vào nó.
– Nhưng nó… Làm sao vẫn tồn tại, mấy trăm năm… nó chỉ là một hồ lô bình thường, hẳn là tiêu tán mới đúng.
Mạnh Hạo trong trầm mặc, lấy xuống cái nút hồ lô, bên trong có chút ẩm ướt, nhưng không có nước. Mạnh Hạo lộn một cái, một tờ giấy rớt xuống.
Nhìn tờ giấy, trên mặt của Mạnh Hạo lộ ra cảm khái cùng hồi ức. Hắn hồi ức tuổi thiếu niên đã từng của mình, hồi ức mình trên Đại Thanh Sơn, sau mỗi một lần thi rớt thì rống lớn cùng phát tiết.
Hắn càng nhớ lại mình ở Vân Kiệt Huyện sinh sống, nhớ lại hết thảy chuyện cũ nơi đó.
Hắn nhẹ nhàng mở ra tờ giấy. Chữ viết phía trên mặc dù đã mơ hồ, nhưng Mạnh Hạo vẫn loáng thoáng thấy được, chí nguyện to lớn mà năm đó mình đã viết xuống…
Mạnh Hạo nhìn tờ giấy, cười. Trong nụ cười, hồ lô dường như không trở lại thừa tái ước nguyện của hắn, tiêu tán thành tro bụi. Mà tờ giấy trong tay của hắn cũng dần dần vỡ vụn. Trong chớp mắt, trong ngón tay hắn, một dạng hóa thành tro bụi, không bắt được, theo gió tiêu tán.
Khí tức quen thuộc mà Mạnh Hạo cảm thụ trong đó, cũng vào giờ khắc này biến mất.
Mạnh Hạo yên lặng đứng ở nơi đó, không nói chuyện, mà hai mắt nhắm nghiền. Thời gian trôi qua, từng ngày, từng ngày, trong nháy mắt, bảy ngày trôi qua, nước sông đang chảy xuôi. Nhật nguyệt thay đổi, bốn phía bờ sông, có chim muông tới rồi lại rời đi.
Bảy ngày sau, Mạnh Hạo mở mắt ra, trong mắt của hắn lộ ra hiểu rõ.
– Thế gian này, trong chỗ u minh có một cổ lực lượng…
Mạnh Hạo lẩm bẩm.
– Đó là Nguyện.
– Cái hồ lô bình thường này sở dĩ bảo tồn đến nay, là bởi vì bên trong đó, thừa tái nguyện của ta. Ta là tu sĩ, theo sự cường đại của ta, cho dù nguyện của ta năm đó, cũng vẫn như cũ trong chỗ u minh, cường đại lên.
Cho nên có thể tạo thành khí tức quen thuộc của ta, có thể khiến cho hồ lô kia… tiếp tục còn sót lại.
– Mà một cái ta vừa cầm lên, nguyện ngưng tụ ở hồ lô cùng trên tờ giấy, không có, giống như về tới trong tay của ta. Cho nên bọn chúng tiêu tán trong thiên địa.
…
Mạnh Hạo lẩm bẩm, cúi đầu nhìn hướng tay phải của mình, sau khi trầm mặc một lát, hắn vung tay phải lên.
Dường như thời gian nghịch chuyển, tro bụi tiêu tán bảy ngày trước không ngờ lần nữa xuất hiện, trong tay Mạnh Hạo, lần nữa hóa thành tờ giấy kia. Mà cái hồ lô tiêu tán cũng lần nữa ngưng tụ ra.
Thần sắc của Mạnh Hạo bình tĩnh, lần nữa đặt tờ giấy bên trong hồ lô, ném tới trong nước sông. Dưới nước sông chảy xuôi, hồ lô phiêu diêu mà đi, càng ngày càng xa.
– Nguyện vọng vẫn chưa đạt thành, có thể nào biến mất… Không biết bao nhiêu năm sau, sẽ có người nào nhặt lên hồ lô của ta, bên trong đó có nguyện của ta… khí tức của ta…
Dù không nói rõ cái gọi là Nguyện lực này có thể làm thay đổi vận mệnh hay không nhưng ta cũng có thể thấy được: Một cái ý nguyện có thể làm một cái hồ lô bình thường tồn tại mấy trăm năm, đó không phải là đã thay đổi vận mệnh của cái hồ lô rồi hay sao?.
Tại sao lại nói là 2 vấn đề 1 câu trả lời. Chính vì nếu vận mệnh có thể thay đổi bằng Nguyện lực được thì biết hay không biết vận mệnh của mình có khác nhau sao?
Có câu: “Nhân hữu thiện nguyện, thiên tất tùng chi” (Người có nguyện lành, Trời ắt sẽ phù trợ). Pháp môn Tịnh Độ bên Phật Giáo cũng chính là ý này, dựa vào nguyện lực để tái sinh bên Tây Phương Cực Lạc. Vận Mệnh và Nguyện Lực, thực ra cũng chính là Nghiệp và Nguyện trong Phật Giáo vậy. Cái này các bạn tìm hiểu bên Phật Giáo sẽ được rõ hơn. Các bạn có thể đọc bài viết sau: Nghiệp và Nguyện.
Ở đây, Ngũ Gia chỉ muốn nói đến sự tồn tại của Vận mệnh và Nguyện lực mà Nhĩ Căn đã đề cập, Ngũ Gia cũng tin tưởng 2 thứ vô hình này thực sự tồn tại xung quanh chúng ta. 2 thứ này rất quan trọng, nếu hiểu rõ nó ta có thể giải quyết được rất nhiều điều trong cuộc sống. Chúng ta luôn bị chi phối bởi vận mệnh. Nếu nói cụ thể thì vận mệnh có thể là phú quý hoặc nghèo hèn, sống lâu hay đoản mệnh, hạnh phúc hay đau khổ…. Nhưng nếu nói chung thì vận mệnh con người cũng chỉ có bốn chữ: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Muốn thay đổi nó, nguyện lực của bạn phải đủ mạnh. Làm sao để nguyện đủ mạnh? Cái này tùy vào tu vi của các bạn a…
Nếu Nguyện đủ mạnh, Giàu sang Phú quý hay thậm chí là Trường sinh Bất tử đều trong tầm tay!….
Như mưa vậy, nếu nguyện của mưa đủ mạnh, nhất định sẽ có gió tới thay đổi điểm rơi của nó.!
Tác phẩm mới nhất đây của Nhĩ Căn là Nhất Niệm Vĩnh Hằng, nếu bạn nào đọc sẽ thấy càng về sau càng đề cập nhiều đến Niệm Lực, thứ này chẳng qua là cách gọi khác của Nguyện Lực. Không tự nhiên mà Nhĩ Căn lại nói đến Nguyện Lực và Niệm Lực ngày càng nhiều như vậy. Nói Nhất Niệm Vĩnh Hằng, cũng ý tứ là:
Nếu Niệm đủ mạnh, sẽ được Vĩnh Hằng!
Nói cái vấn đề Bất Tử hay Vĩnh Hằng thì có hơi sa đà quá rồi. Nhưng không nói lại không hết ý. Các bạn thông cảm.!!
Tạm thời mình sẽ dừng ở đây. Dưới đây trích lại 2 câu nói về 2 vấn đề trong bài viết:
- Trong tăm tối có tồn tại quy tắc vận mệnh, nó vô hình nhưng lại quấn quanh bên cạnh mỗi một sinh linh, lặng lẽ thay đổi tất cả… ( Vương Lâm – Tiên Nghịch)
- Thế gian này, trong chỗ u minh có một cổ lực lượng… Đó là Nguyện. (Mạnh Hạo – Ngã Dục Phong Thiên)
Ngũ Gia
14 bình luận
Rất tiếc đến bộ nhất niệm vĩnh hằng hok còn hay nữa rồi …
Bộ Nhất Niệm đi theo xu hướng hài vô sỉ bây giờ, đọc giải trí thôi. Đọc tới giờ thấy chú ý được 3 đoạn: Đoạn quyết đấu với Thượng Quan Thiên Hữu, Đoạn Lạc Trần Sơn Mạch, và Đoạn Bạch Hạo thiêu đốt bản thân cứu sư tôn.
Mình thì thấy khác, nnvh có hài, nhưng ko vô sỉ, nó ko tục & nó rất thanh thoát. Mình đọc mấy trăm bộ r nhưng ko tìm đc bộ nào hài thanh như bộ này cả, bộ này rất đặc biệt mang thương hiệu của lão Nhĩ. Bộ này là đột phá rất lớn của lão và so vs 3 bộ trước mình thấy nó rất xuất sắc thậm chí hơn cả, đột phá về lời văn, cả cách xây dựng nhân vật, cả cách dẩn giắt chuyện đều đi lên 1 tầm cao mới :D. Mà ns về niệm, lão tg chỉ biết Thuần tu niệm nhưng có ns nó là Nguyện lực đâu mà bác phán bừa như thế. Như cầu ma, mới đọc ai cũng nghĩ Ma là kẻ cuồng sát, khát máu nhưng ma của nhĩ căn lại khác.
Cảm ơn đạo hữu đã có nhận xét rất hay. Đúng là NNVV rất đột phá, rất đáng đọc, truyện của Nhĩ Căn thì bộ nào cũng có đặc sắc riêng. Chỉ có điều bộ này thấy càng về sau cách tu luyện càng đuối, chẳng có bình cảnh gì, toàn hút năng lượng với nuốt thiên tài địa bảo, cứ nuốt là lên, hi vọng về cuối có bình cảnh để mà còn cảm ngộ. (Ngay cả thời gian chi đạo cũng toàn nuốt thiên tài địa bảo, nuốt sinh tử đạo nguyên của người khác để lên cấp ~~). Tình tiết nhiều khi mang thiên hướng đấu mưu trí của phàm nhân, cố kị này kia, nên hơi chán. Đặc biết là đoạn vào Vĩnh Hằng tiên vực, ta nếu là Thánh Hoàng, lúc ku Thuần mới còn Chuẩn Thiên Tôn, ta bắt lại, luyện thành khôi lỗi thế là xong, khỏi sợ ngoài ý muốn, lại không sợ không hiệu triệu được người của Thông Thiên giới, cần gì mưu kế chèn ép này kia. Đã là Tu Tiên thì dùng thủ đoạn của Tiên Nhân, đây toàn dùng mấy cái mưu kế của thể loại quan trường, quân sự, mà đúng là xây dựng cả triều đình quan lại thật, đọc như xem Tam Quốc Chí. Mất cả chất tu tiên. Được mỗi Thủ Lăng Nhân, mưu kế sắp đặt hết thảy, ku Thuần cũng không thoát được sự tính toán của ổng. Biết là không thể nào hoàn mỹ được, nhưng là fan nên ta kỳ vọng rất nhiều ở Nhĩ Căn.
Còn về Niệm với Nguyện thì bài này ta chỉ viết bậy vài dòng, ta thấy nó giống thì ta viết vậy, mỗi người có cảm nhận riêng. :v
Cảm nhận của đạo huynh cũng rất hay. Theo ta, việc tại sao tà hoàng ko bắt Thuần làm khôi lỗi cho nhanh thì ta thấy Tà Hoàng ko muốn làm vì Tà Hoàng – Thánh Hoàng kiềm chế lẩn nhau, Tà Hoàng dám bắt Thuần Thánh Hoàng có làm vậy ko?, và cho dù có thì 2 lão cũng ko đc gì, nhiều khi dẩn đến chiến tranh giữa 2 phe nửa, điều này ko đáng để Tà Hoàng làm, hơn nữa, những lão quái vật này cảnh giới càng cao thì càng thích đânh cờ, kẻ nào đánh tốt hơn thì cười cuối cùng là kẻ đó, Bọn họ coi Thuần chỉ là 1 con cờ, 1 con cá nhỏ nhoi và tự tin mình có thể điều khiển được hắn. Giống như Vương Lâm từng bị, Thuần có khi cũng đang được chăn thả để đến ngày thu hoạch. ts chap hiện tại, Tà Hoàng ko phải là ng vĩnh hằng tiên vực và hắn đang âm mưu điều gì ?? Cả quy văn oa, vĩnh hằng chi quy nửa? Rồi còn nhiều hố lắm, nếu cứ đọc để giải trí thì ta thấy nó rất … bt, chả thấy nhiều mưu mô gì nhưng nếu ngồi phân tích từng cái thì ta lại thấy đau đầu vì quá hack não, lão Nhĩ đào quá nhiều hố a, rồi liên hệ nó vs 3 truyện còn lại thì càng đau đầu nửa. Haizz đọc truyện lão Nhĩ thì đối vs ng khác có thể ko nhưng ta thấy truyện nào của lão cũng hoàn hảo cả. Nếu điểm nhấn của Tiên Nghịch là Vương Lâm lãnh khốc, vừa vô tình vừa có tình, nghịch thiên mà đi thì NNVH điểm nhấn của là điều gì? Ta cũng rất mong chờ a, đến giờ ta vẩn chưa thấy đạo thực sự của main, rồi cả mấy thứ tương tự “hóa phàm” như trong tiên nghịch cũng chưa thấy chứng tỏ chặng đường main đi còn xa lắm, cứ hóng lão Nhĩ Căn sẽ cho fan bất ngờ gì a. Ta tu vài trăm bộ r, Bộ nào càng hay thì ta đọc càng lâu để ngộ. Mấy bộ mì ăn liên thì ta mất cở vài tiếng hoặc vài ngày là tu xong r vì nó quá đơn giản, nhưng đến truyện của mấy đại thần đặc biệt nhất là Nhĩ Căn thì ta mất cỡ 3 tháng ms tu xong 1 bộ. Theo kinh nghiệm của tạ thì đọc truyện Nhĩ Căn cố gắng đoán xong thì toàn bị lão hố nên đạo huynh cứ mong chờ đi, chúng ta nghĩ nó đơn giản nhưng sau này lão sẽ làm nó phức tạp, lão toàn chơi chôn ng ko đền mạng a :)) Hiện tại thì ta rất hài lòng vs bộ này, đấu trí ít hơn cũng đc, chả sao, chỉ mong có mấy cái như “hóa phàm” a.
à đạo huynh có bộ nào cảm ngộ nhiều, main ko cần bá, giới thiệu cho ta vs a.
Tiên Nghịch khỏi phải nói, Cầu Ma không chỉ có cảm ngộ mà còn cực kì hack não, Ngã Dục Phong Thiên thì có hăn một quyển Ngã Khán Thương Hải Hóa Tang Điền, đọc thấy thế sự bao tang thương vô thường. Nói về cảm ngộ thì ta chưa thấy tác giả nào qua Nhĩ Căn, trước thì có bộ Tru Tiên của Tiêu Đỉnh bao cảm ngộ, bây giờ đa số các truyện ta đọc không có, hoặc nếu có đều cảm ngộ rất gượng ép, đọc khó có cảm xúc.
Huynh ới, ta thấy những phân đoạn kết Nhĩ Căn về với phong độ của lão rồi đấy, đoạn đầu như trải nghiệm văn phong nhưng cuối cùng vẫn phong cách triết lý chất lừ còn gì.
Ta thấy bộ chấp ma nói về về cảm ngộ, nhập đạo cũng rất hay, khổ nỗi tác viết mấy chương đầu sắc quá, với lại tình trạng 1 tháng 1 2chương như bây giờ thì…
Chấp ma ta đang tu này, về sau 300 thì ổn, ko sắc như trc. Ta thấy có bóng dáng lão Nhĩ, tiên nghịch trong này, cảm ngộ cũng ổn, nhưng không thấm như lão Nhĩ
Đọc bao nhiêu truyện ko thấy bộ nào thấm như của Nhĩ Căn. Nhiều khi đọc một câu có thể lặng người đến cả phút
Một đời người luôn luôn có lựa chọn, cho dù là sai hay đúng, cứ đi tiếp, một số năm sau khi quay đầu lại, sai có lẽ đều không phải là sai, đúng cũng có lẽ đều không phải là đúng….
Cần gì phải khổ não, cần gì phải mê mang, hết thảy cứ đi tiếp.
Bởi vì, không có sai, nơi nào sẽ có đúng? Đạo lý giống nhau, khi không có đúng thì tại sao có thể có sai?
Ngã dục phong thiên.
Nhĩ Căn, ông muốn nói đến sự an bài của vận mệnh , đường đời đã là định trước, đúng hay sai thì dường như cũng đã được định sẵn trong vô minh. Buồn vui nào có giúp được chi “mệnh lý hữu thời trung tư hữu, mệnh lỹ vô thời mạc cưỡng cầu”. Vô minh đã an bài để nó có trong vận mệnh, thì từ từ khắc sẽ có, nếu nó không có trong vận mệnh, cưỡng cầu nào có được chi, buồn khổ giúp được gì! Vậy há chẳng phải ta nên giữ tâm tính vui vẻ đón nhận mà đi tiếp. Đi để tìm con đường Đại đạo của bản thân ông.
Chào các đạo hữu,
Ngũ Gia nói về đạo của Nhĩ Căn được triển hiện ra trong vận mệnh – nguyên lực (niệm lực).
Dường như ông muốn con đường thoát khỏi trói buộc của luân hồi, thoát khỏi sinh – lão -mệnh-tử, thoát khỏi vận mệnh được an bài nên ông vẫn đang tìm kiếm con đường đại đạo của bản thân thông nghịch thiên mà đi (Tiên nghịch), Cầu Ma mà tới “Nhưng mười năm sau.
Ngươi sẽ chỉ nhìn trời xanh mây trắng, nhìn trời mọc trời lặn, cảm thán mình, cuối cùng vẫn là kẻ bình thường.”, nhưng dường như đó vẫn chỉ như tiểu đạo thế gian, vẫn là các con đường nhánh của Đại Đạo.
Ông lại tiếp tục đi tìm và dường như ông đã nhìn thấy con đường nhân sinh của mình là một qúa trình tu luyện, bỏ đi bản ngã, bỏ đi các dục vọng, thanh lý toàn bộ chấp trước của bản thân thì sẽ đến được với đại đạo, thoát khỏi bể khổ luân hồi để phong thiên qua “Ngã dục Phong thiên”. Đó là con đường của sự đề cao tâm cảnh (đề cao tâm tính), đề cao tín niệm lực (nguyên lực, niệm lực, ý niệm). Khi ý niệm, tâm cảnh của Nhĩ Căn trong quá trình bỏ đi và thanh lý bản ngã, dục vọng của bản thân mình sẽ không ngừng đề cao, đến khi đủ cao (ông hoàn toàn buông bỏ được cái tâm người thường), ông ko còn các chấp trước, không còn các dục vọng thì khổ đau, sinh, lão, tử nào có nghĩa lý, ông đã bước ra trên con đường Đại đạo, bước ra ngoài luân hồi. Mạnh Hảo nói “Cái hồ lô bình thường này sở dĩ bảo tồn đến nay, là bởi vì bên trong đó, thừa tái nguyện của ta. Ta là tu sĩ, theo sự cường đại của ta, cho dù nguyện của ta năm đó, cũng vẫn như cũ trong chỗ u minh, cường đại lên.” Mạnh Hảo thay Nhĩ Căn, dường như muốn nói, ý nghĩa nhân sinh của ta là: Ta sinh ra vì để là cường đại lên, là để tu luyện lên thoát khỏi sự trói buộc của vận mệnh (luân hồi). Nếu tâm không đủ vững , tín niệm không đủ mạnh thì con đường đại đạo vẫn là chưa thể đắc được quả vị “– Nguyện vọng vẫn chưa đạt thành, có thể nào biến mất… Không biết bao nhiêu năm sau, sẽ có người nào nhặt lên hồ lô của ta, bên trong đó có nguyện của ta… khí tức của ta…”
Cám ơn đạo hữu đã chia sẻ, ta cũng rất thích đoạn: “Nhưng mười năm sau. Ngươi sẽ chỉ nhìn trời xanh mây trắng, nhìn trời mọc trời lặn, cảm thán mình, cuối cùng vẫn là kẻ bình thường.”/ Thật sự rất vui vì có người cùng chung cảm ngộ với ta :v